Từ trước tới nay, Mark Zuckerberg và các lãnh đạo Facebook luôn giữ thói quen lần gặp và trả lời trực tiếp nhân viên Facebook về những vấn đề của công ty.
Chủ đề của những cuộc họp mặt hàng tuần này là những câu hỏi được bình chọn nhiều nhất trên trang nội bộ của Facebook.
Vào ngày 16/7, chủ đề được bình chọn nhiều nhất là những bữa ăn miễn phí. Khi nhân viên chủ yếu làm việc tại nhà, Facebook thưởng cho mỗi người 1.000 USD và lời hứa chấm KPI nửa đầu năm ở mức cao nhất. Tuy nhiên, nhiều nhân viên lại nhớ những loại thức ăn, nước uống miễn phí được cung cấp tại văn phòng công ty.
“Tôi không rõ mình có nắm bắt đầy đủ ý câu hỏi không. Tuy nhiên, tôi chưa thấy một dữ liệu nào cho thấy thức ăn miễn phí là lý do lớn khiến mọi người tới làm việc ở công ty này”, The Verge trích dẫn câu trả lời của Mark Zuckerberg tại cuộc họp sau đó.
Chủ đề thức ăn miễn phí cho thấy với các nhân viên, Facebook vẫn là một công ty công nghệ điển hình. Tuy nhiên họ không chỉ nghĩ tới đồ ăn của mình, mà còn lo ngại về ảnh hưởng của Facebook đối với xã hội và hướng đi mà những lãnh đạo công ty này lựa chọn.
Khi Facebook tỏ ra trung lập
Rắc rối đầu tiên trong năm 2020 của Facebook đến từ một bài đăng của Tổng thống Mỹ Donald Trump trên Twitter.
Ngày 29/5, bày tỏ quan điểm về các cuộc biểu tình tại bang Minnesota, ông Trump cho biết đã đảm bảo với Thống đống bang Tim Walz rằng quân đội sẽ hỗ trợ, và nổ súng khi có cướp phá. Bài viết này sau đó được đăng lại trên Facebook.
Sau 1 ngày bàn luận căng thẳng trong nội bộ, Zuckerberg quyết định để bài viết của ông Trump tồn tại mà không xóa đi. CEO Facebook cho rằng mọi người có quyền biết được liệu họ có phải đối mặt với quân đội nếu tham gia những cuộc biểu tình.
Quyết định này khiến nhiều nhân viên Facebook nổi giận. Họ cho rằng đây là việc làm đi ngược lại nhiệm vụ khiến thế giới “mở và kết nối hơn” của Facebook.
Mark Zuckerberg giải đáp những thắc mắc tại một cuộc họp vào cuối tuần. CEO Facebook cho rằng bản thân mình rất bức xúc với bài đăng của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, ở cương vị CEO Facebook, Mark Zuckerberg phải giữ cho công ty ở vị thế trung lập.
“Điều chúng ta làm là cố gắng không bám lấy quan điểm nào. Tôi có quan điểm rõ ràng về tổng thống, và đó là quan điểm cá nhân mà tôi sẽ luôn giữ. Nhưng quan điểm đó không nên được dùng để đánh giá những thay đổi trong chính sách công ty. Chúng ta phải trở thành nền tảng trung lập, và đưa ra những quyết định dựa trên nguyên tắc và luật lệ”, bà Sheryl Sandberg, lãnh đạo quan trọng thứ nhì tại Facebook chia sẻ với các nhóm thực tập vào tháng 7.
Tuy vậy, một lãnh đạo khác của Facebook lại có cách nghĩ trái ngược hoàn toàn. Neil Potts, Giám đốc Chính sách công Bảo vệ Sự tin cậy và Bảo mật, cho rằng công ty này không cần thiết phải trở nên hoàn toàn trung lập.
“Chúng ta muốn tạo ra sản phẩm tốt với cộng đồng, và tôi không nghĩ rằng mục tiêu đó không thể tương thích với quyền công dân”, ông Potts chia sẻ với nhân viên.
Quyết định chọn vị thế trung lập, không can thiệp của Facebook khiến một nhóm nhân viên quyết định làm buổi tuần hành trực tuyến vào ngày 1/6. Hàng trăm người đã tham gia sự kiện này, biến nó trở thành buổi tuần hành đông người nhất trong lịch sử Facebook.
Buổi tuần hành này khiến Mark Zuckerberg phải tổ chức thêm một cuộc họp, chia sẻ về kế hoạch 7 bước để phân tích nội dung tốt hơn, và có thể gắn thêm một số nhãn với những bài đăng có khả năng gây phiền toái. Dường như CEO Facebook cũng nhận ra rằng những người sử dụng Facebook tại Mỹ có xu hướng bảo thủ, trong khi các nhân viên thì lại hướng tới các giá trị tự do hơn.
“Một trong những điều ít được bàn đến bên trong công ty là cộng đồng mà chúng ta phục vụ nói chung có tính bảo thủ cao hơn nhân viên của chúng ta
Nếu muốn phục vụ mọi người thật tốt, chúng ta cần nhìn nhận rằng có những góc nhìn khác nhau với mọi sự việc, và nếu có người không đồng ý thì cũng không hẳn là họ có ý xấu”, Mark Zuckerberg nhận xét.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét